Tại sao cần phải có thiết kế nội thất cho ngôi nhà.
KHÔNG CHỈ LÀ “ LÀM NỘI THẤT ”
Những ai từng xây nhà đều trải nghiệm không ít các “ kinh nghiệm ” khác nhau . Giai đoạn đầu vất vả mưa nắng lấm lem để hình thành bộ khung . Khi ngôi nhà đã rõ dần dáng vóc thì vất vả theo kiểu khác bắt đầu xuất hiện . Phần gọi là hoàn thiện , hay làm nội thất này thực sự chứa đựng những mệt nhọc của các vấn đề liên quan đến vẻ đẹp và tiện nghi cho quá trình sử dụng về sau .
Có nhiều ý kiến trái chiều về giai đoạn hoàn thiện , chủ yếu theo kiểu chuyện trang trí thì để mấy bả lo , tui mệt rồi . Hoặc là : cử ra tiệm bán đồ nội thất ” chọn một món về là đầy nhà , cần gì thiết kế . Tất cả các quan niệm đó đều ít thấy bóng dáng nhà chuyên môn , từ kiến trúc sư thiết kế ban đầu đến chuyên gia thiết kế nội thất về sau . Gia chủ bị quan niệm cần gì phải ” vẽ vời , rườm rà ” khi có thể ra tiệm sắm đồ , lên mạng chọn mẫu . Nếu may mắn thì chủ nhà gọi họ cùng đi chọn đồ nội thất , còn không thì đến khi ăn tân gia sẽ được nghe bài “ thật bất ngờ ” khi đứa con tinh thần của mình được gia chủ trang hoàng , trang trí , trang điểm . . . theo vô vàn kiểu cách khác nhau .
Dĩ nhiên ngày càng có nhiều công trình được hoàn thiện nội thất hoàn chỉnh , chuyên nghiệp và có cá tính , với sự đóng góp không nhỏ từ thiết kế , thi công đến cả nhà cung cấp . Nhưng tính trên bình diện chung thì dấu ấn của nhà chuyên môn trong phần nội thất vẫn chưa nhiều và chưa rõ , vẫn ” may nhờ rủi chịu ” . Do đó , bài viết này tập trung vào các câu hỏi còn vướng mắc trong định vị đúng vai trò , trách nhiệm các bên ở phần làm nội thất khi xây nhà .
Làm không gian hay trang trí nội thất ?
Thực tế nhiều người trong giới chuyên môn cũng hay nhầm lẫn giữa thiết kế không gian nội thất và trang trí sắp đặt đồ nội thất . Thiết kế không gian nội thất khá bao quát và chọn lựa sắp xếp đồ đạc vật dụng , còn việc trang trí chỉ là một phần trong quá trình thiết kế . Nhiều người nội trợ có năng khiếu tự tay trang hoàng nhà cửa rất có gu , tinh tế và ấn tượng . Nhưng thường họ chỉ nấu cho nhà mình được chứ không dễ trở thành đầu bếp chuyên nghiệp . Công việc thiết kế không gian nội thất liên quan đến toàn bộ quá trình làm nhà , thậm chí một ngôi nhà hoàn thiện tốt phải được định hình không gian nội thất từ đầu rồi mới đưa ra phương án hình khối hay cấu trúc xây dựng . Trong không gian nội thất nào cũng có thể thấy khá nhiều yếu tố liên quan , từ cấu trúc sàn tường trần , đến cách trổ cửa và hệ thống điện nước nữa , chỉ cần một thành phần không hợp lý thì kéo theo các thứ khác bị ảnh hưởng . Không gian nội thất cũng chịu sự tác động của giao thông và kịch bản sử dụng , của khối tích vật dụng chiếm chỗ từ lớn cho đến nhỏ , như phân bố ánh sáng , gam màu và các tiểu tiết trang trí . . . Tất cả dựa trên công năng và quan điểm chọn lọc để sao cho hòa hợp , thể hiện rõ cá tính hoặc ý thích của gia chủ . Nếu không gian kiến trúc đáp ứng nhu cầu về công năng và kỹ thuật thì không gian nội thất đáp ứng về thẩm mỹ và cảm xúc . Có người đã gọi Xây dựng như phần xác ” và ví von Nội thất , hay đúng hơn là không gian nội thất như là ” phần hồn ” của công trình . Một số gia chủ có năng khiếu về làm nội thất chia sẻ về quá trình tư duy khá gần với nhà thiết kế chuyên nghiệp : hình dung trước định dạng của không gian , tìm kiếm vật dụng hoặc nguồn cảm hứng chủ đạo , rồi sau đó mới điều chỉnh không gian sao cho thỏa mãn các hình dung , tưởng tượng của mình .
Thiết kế đúng cần đạt được gì ?
Có thể hình dung kết quả của thiết kế và thi công nội thất như một cái cây , mà phần gốc rễ là kết cấu và bộ khung xây dựng , phần thân cây là cấu trúc không gian , công năng . . . còn phần hoàn thiện nội thất như cành ( khung thú cho nội thất cho đến là yêu tố cơ bản trên các bề mặt và không gian ) và hoa [ các điểm nhấn , chi tiết và phụ kiện ) . Một cái cây nếu có từ rễ cho đến thân , cành , lá , hoa hài hòa , tương thích , sum suê , thì sẽ đẹp và ” thực ” hơn là cái cây chỉ có toàn là hoa , hoặc tệ hơn , là một khung không liên quan gì được gắn lên nhiều mảng hoa giả . Thiết kế nội thất phải đi từ phần khung của không gian , chính là chăm bón và tạo tác ra cái cây thật đó , dù khá kỳ công , nhưng là quy trình đúng đắn và bền vững . Nếu không , người làm nội thất sẽ chỉ trang trí tô điểm theo kiểu sắp đặt nhân sự kiện , theo kiểu hoa cắt cành , cắm bình vài ngày , sẽ tạo ra vẻ đẹp lạc lõng trong một phạm vi nhất định , và không lâu dài .
Ngoài việc đảm bảo tính thẩm mỹ thuần nhất ở các không gian mang tính chung của cả gia đình hay thậm chí theo gu của xã hội , một thiết kế nội thất tốt còn cần đáp ứng được sở thích cả nhân của từng thành viên trong gia đình . Điều này thể hiện qua cách thức chọn lựa và phối hợp nhiều thành phần như màu sắc , vật dụng , phụ kiện . . . , trở thành điểm mẫu chốt khiến nhiều gia chủ lẫn nhà thiết kế ” ăn không ngon ngủ không yên ” vì chưa chọn được tấm thảm như ý , bức tranh nổi bật hay bộ đèn chùm đắc địa . Khuynh hướng tối giản hiện đại , thô mộc hay nhiệt đới hiện nay đã dần giúp giảm thiểu các ám ảnh về vật dụng đặc biệt , mà hướng đến yếu tố hoàn thiện nội thất giản lược . Dĩ nhiên , phần thiết kế đồ đạc vẫn còn là mảng công việc chưa được đầu tư đúng mức ở Việt Nam hiện nay , chủ yếu là do yếu tố kinh phí , thời gian và thiếu vắng các nhà thiết kế hàng đầu đủ tạo nên xu hướng tiêu dùng mang tính định hướng rõ nét .
Từ nhiệm vụ sẽ ra bản vẽ
Quá trình làm nội thất ” thường được chia làm hai giai đoạn : Hoàn thiện không gian phần thô ( giai đoạn kế thừa sau khi bàn giao phần thô của xây dựng ) và Hoàn thiện nội thất . Có thể hình dung rõ hơn như sau : nếu chủ nhà yêu thích nét kiến trúc cổ điển châu Âu thì nội thất phần thô phải tạo tác những gờ chỉ , hoa văn điêu khắc trên cột tường , cửa vòm . Còn sang đến phần hoàn thiện nội thất sau cùng thì cả bộ rèm cửa , đèn chùm , ghế bàn salon . . . cho đến tay nắm cửa , thảm chùi chân , bình cắm hoa . . . cũng phải chọn lựa , đặt để sao cho hài hòa , đồng bộ và tôn vinh vẻ đẹp của không gian mang phong cách cổ điển ấy . Cả hai giai đoạn này đều có hệ thống bản vẽ tương ứng , và không nên lẫn lộn về nhiệm vụ , vai trò cũng như sự hợp tác của các bên liên quan . Không biết từ lúc nào mà trong giới thiết kế lẫn chủ nhà đều hình thành kiểu làm việc dựa trên bản vẽ 3D , sau khi trao đổi và thống nhất sơ bộ với chủ nhà về phong cách nội thất thì đội bên gặp nhau để chỉnh sửa trên những phối cảnh 3D đó . Dĩ nhiên cách làm này giúp chủ nhà có thể hình dung được không gian , chất liệu , màu sắc . . . Tuy nhiên ở đây ẩn chứa rủi ro là khi chủ nhà chưa hài lòng thậm chí hình dung không trùng ý tưởng với thiết kế thi công việc cử giậm chân tại chỗ , dễ thay đổi phương án chỉ vì những cảm giác ” mơ hồ . Cũng có thể các hình vẽ 3D thể hiện lung linh khiến gia chủ mau chóng thống nhất , nhưng khi triển khai thì không đơn giản về mặt kỹ thuật cũng như chọn lựa chất liệu thực tế khác với hình ảnh 3D , chưa kể việc vẽ phối cảnh 3D có nhiều chỗ phải ” lụi ” , do đó chủ nhà rất cần hiểu rằng việc xem phương án thiết kế qua 3D chỉ là để hình dung sơ bộ về không gian mà thôi .
Để các góc nhìn phối cảnh trở thành hiện thực , việc triển . khai bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng , và những bản vẽ này phải kể thừa hệ thống bản vẽ kiến trúc , điện nước trong phần xây dựng , cũng như cập nhật thực tế công trường của phần hoàn thiện . Ngoài các nội thất ” cứng ” như trần , tường , sàn , mảng trang trí . . . thì hệ thống tủ kệ , bàn ghế , kệ bếp . . . cũng sẽ được người thiết kế triển khai tùy theo mức độ đặt hàng và thỏa thuận đôi bên , cải nào chỉ đưa ra mẫu rồi đi chọn bên ngoài , cái nào phải ra đến bản . vẽ chi tiết cho xưởng mộc làm theo , tránh trường hợp về một đàng , làm một nẻo ” .
Vai trò gia chủ quan trọng thế nào ?
Chắc chắn những liệt kê công việc kể trên của chuyện ” làm . nội thất ” không chỉ nêu rõ vai trò nhà chuyên môn , mà còn xác lập vai trò gia chủ khi làm nội thất . Thực tế đã chứng minh các công trình trường học , trụ sở cơ quan hay nhà chung cư tái định cư có suất đầu tư thấp thì không hề có phần nội thất , không có thiết kế nội thất và dĩ nhiên chủ đầu tư lẫn chủ sử dụng cũng chẳng ai được chọn màu sắc , vật liệu cho các không gian đó . Nhưng với công trình nhà tư nhân , nếu quá tin tưởng hoặc vì thời gian không có mà ” khoán trắng cho nhà thầu thì chắc chắn khi bàn giao công trình sẽ xuất hiện vô vàn vấn đề không ưng ý , bởi mọi thứ đều cần chủ nhà chọn lựa và quyết định từ khi ngôi nhà chưa thành hình , không thể đến lúc lát gạch rồi mới chê gạch xấu , đóng trần xong mới nói kiểu trần này tôi không ngon.
Ngay cả khi vào chi tiết đồ đạc , có thể một phần vì e ngại về mặt kinh tế sợ thiết kế nội thất sẽ vẽ vời tốn kém hoặc chưa hiểu đúng về thiết kế nội thất , nên cho rằng không quan trọng , chỉ cần xây xong nhà rồi đi sắm đồ . Thậm chí nhiều bức tranh , tấm thảm , bộ ghế trông rất đẹp khi ” em xinh em đứng một mình ” ở showroom nhưng thực tế khi vào trong một không gian cụ thể thì lại không đơn giản vậy , hoặc phối các đồ đạc không ăn nhập với nhau , biến nhà mình trở thành showroom cho nhiều nhãn hàng . Do đó , gia chủ nên có kế hoạch cho phần nội thất từ lúc . . . mới bắt đầu tìm người thiết kế và nhà thầu . Khi trao đổi với kiến trúc sư về cơ cầu chung cũng cần phải xác lập ý tưởng nội thất , kiểu cách gia đình mình muốn , để thiết kế kiến trúc định hình , định vị theo kiểu ” giữ chỗ ” cho phần nội thất . Có gia chủ thích bộ bàn ghế gỗ hoành tráng thì phải có kích thước phòng khách tương xứng mới kê vào được . Có những mảng trang trí hay họa tiết cầu kỳ phải được xác định từ sớm để đặt hàng xưởng gia công với thời gian có thể lên đến cả tháng .
Nếu như để nhà xây sắp xong mới nghĩ đến nội thất thì chắc chắn sẽ không kịp hoàn thiện , kéo dài thời gian hoặc chấp nhận kiểu hoàn thiện ” mua đồ bỏ vô ” rất uổng phí cho phần xây dựng đã làm khá cẩn thận . Ngày nay có những công ty , cửa hàng chào bán thiết bị vật dụng kiêm luôn thiết kế nội thất , tạo cho khách hàng cảm giác được thiết kế miễn phí , điều này có nên hay không ? Ví dụ , một khu bếp có ba bên cùng vào làm là bên cung cấp hệ thống bếp , bên gạch chịu trách nhiệm phối gạch , và bên cung cấp đen và đóng trần đều có bản vẽ riêng ) . Vấn đề đặt ra : các bên ” thầu phụ ” này có đảm bảo được tính nhất quán với phong cách của toàn nhà cũng như không chồng lẫn công việc với nhau không , có rút gọn được thời gian và đạt chất lượng cho khách hàng không ? Câu trả lời nằm ở các nhân vật quan trọng nhất là gia chủ , người thiết kế và nhà thầu chính xây dựng toàn ngôi nhà . Gia chủ phải có chính kiến và biết tham khảo đúng mức , tránh kiểu thu gom về nhà mình những thứ cho rằng tốt nhất , đẹp nhất , sang nhất nhưng lại không dễ phối kết với nhau . Thiết kế phải luôn kiểm soát được phong cách chung và ý đồ không gian cơ bản có bị phá vỡ bởi các chi tiết , đồ đạc hoàn thiện hay không . Và nhà thầu thì luôn phải trong tình trạng sẵn sàng chủ động để phân bố nhân lực cho phù hợp với tiến độ , không thể vì chờ mấy ông làm bếp hay mấy chủ đóng kệ mà công trình phải ngừng trệ .
Trong xây dựng , kết cấu được làm từ dưới lên , còn phần nội thất hoàn thiện từ trên xuống , từ trong ra ngoài , không thể đảo ngược . Ai cũng muốn nhà mình được hoàn thiện tỉ mỉ nhưng ít ai chịu bỏ công tìm kiếm cho mình người làm nội thất có kinh nghiệm và biết phối hợp với thầu xây dựng để cùng tính toán tiến độ , sắp xếp công việc sao cho không bị chồng chéo lên nhau , tránh kiểu làm việc lát gạch trải thảm xong mới sơn tường đóng tủ . Việc làm nội thất ” do đó cần phải hiểu là những vấn đề liên quan toàn diện đến quá trình thiết kế – xây dựng mang tính nhất quản và khoa học , chứ không đơn giản là trang trí , trang hoàng nhà cửa.
The post Tại sao cần phải có thiết kế nội thất cho ngôi nhà. appeared first on Thiết kế nhà Hạ Long Quảng Ninh.
Nhận xét
Đăng nhận xét